Để có thể đưa tàu biển chứa hàng rời ra khỏi cảng, thuyền trưởng phải được cấp giấy phép rời cảng. Bài viết này sẽ trình bày khái niệm giấy phép rời cảng và hướng dẫn về quy trình tuân theo theo quy định pháp luật.

>>> Tham khảo ngay:  03 điều bạn thường bỏ qua nhưng cực quan trọng trong khi kiểm tra sổ đỏ thật giả? Xem ngay để thực hiện các giao dịch suôn sẻ?

1. Giấy phép rời cảng là gì?

Giấy phép rời cảng (tiếng anh là Port Clearance) là giấy tờ cho phép tàu biển được khởi hành ra khỏi cảng biển. Cảng vụ hàng hải là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép rời cảng.

Nội dung của giấy phép bao gồm:

  • Thông tin của tàu biển như tên gọi, quốc tịch, số hiệu tàu, dung tích;
  • Tên của thuyền trưởng và số thành viên trên tàu (gồm cả thuyền viên và hành khách);
  • Số lượng hàng hóa;
  • Thời gian tàu biển rời cảng và cập cảng;
  • Chức danh và chữ ký của người đã cấp giấy phép.

Các thông tin trên phải đảm bảo tính chính xác về mặt nội dung và số lượng mới có thể được phép xuất cảng. Bộ phận hải quan sẽ tiến kiểm tra về mặt nội dung thông tin cũng như số lượng hàng hóa để xác thực độ chính xác của hồ sơ.

1. Giấy phép rời cảng là gì?

Trường hợp thông tin trên giấy phép khác với thông tin mà bộ phận hải quan kiểm tra thì tàu biển sẽ không được phép rời cảng và bị giữ lại.

>>> Tham khảo ngay: 5 cạm bẫy của phí công chứng giấy ủy quyền tạm biệt mãi mãi văn phòng công chứng nâng giá không đúng luật?

Việc tàu biển bị giữ lại không chỉ gây ảnh hưởng đến thời gian, công sức của mọi người trên tàu mà còn gây tốn nhiều chi phí và chất lượng của hàng hóa cần vận chuyển.

2. Thủ tục xin cấp giấy phép rời cảng

2.1. Thành phần hồ sơ

Điều 53 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ sau:

– Giấy tờ phải nộp: danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách);

– Giấy tờ phải xuất trình:

  • Hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hoặc phiếu xuất hàng hóa;
  • Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện nếu có thay đổi so với khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa.
2. Thủ tục xin cấp giấy phép rời cảng

– Đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa khi hạ thủy để hoạt động, chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải xuất trình cho Cảng vụ các giấy tờ sau:

  • Biên bản kiểm tra xác nhận phương tiện đủ điều kiện hoạt động của Cơ quan Đăng kiểm;
  • Phương án bảo đảm an toàn giao thông khi hạ thủy phương tiện do chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện lập.
Xem thêm:  Bật mí lý do ngày 09/11 được lấy là ngày Pháp luật Việt Nam?

2.2. Cơ quan thực hiện giấy phép rời cảng

Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải.

2.3. Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép rời cảng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Trước khi phương tiện thủy nội địa rời cảng biển, người làm thủ tục nộp, xuất trình cho Cảng vụ hàng hải các giấy tờ, tài liệu của phương tiện thủy theo quy định.

Bước 2: Giải quyết thủ tục

– Giấy tờ phải đảm bảo theo đúng quy định và phải hợp lệ. Phương tiện sẽ được kiểm tra về các thiết bị an toàn kỹ thuật cũng như bảo vệ môi trường.

2.4. Cách thức thực hiện

– Nộp, trình giấy tờ trực tiếp tại Cảng vụ;

– Thủ tục điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải (phương tiện, tàu biển vận tải nội địa, thủy phi cơ);

– Thủ tục điện tử áp dụng cơ chế một cửa quốc gia (phương tiện, tàu biển xuất, nhập cảnh, phương tiện thủy nước ngoài);

– Thủ tục điện tử thông qua Cơ chế một cửa Asean;

>>> Tham khảo ngay: Tìm hiểu vì sao hàng ngàn người làm dịch vụ sang tên sổ đỏ mỗi ngày? Văn phòng nào làm sổ đỏ nhanh và uy tín nhất?

– Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 51 Nghị định 08/2021.

Trên đây là “Giấy phép rời cảng là gì? Xin cấp giấy phép rời cảng như thế nào?”, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  04 đề xuất mới dành cho lái xe khách tuyến cố định?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Kinh ngạc bí mật sau thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế xem ngay để không muốn thành người tối cổ?

>>> 4 lời nói dối về phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cứ tin nếu bạn muốn mất tiền oan?

>>> Hé lộ điều ít ai biết về thủ tục công chứng giấy ủy quyền chỉ mất 3 phút để biết được bí mật ít người biết?

>>>   Lật tẩy những cách kiếm tiền khi thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà của các văn phòng công chứng tại quận Đống Đa?

>>> Điều kiện, thời hạn, quy trình khi cho thuê đất công ích như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *