Hiện nay, hoạt động ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về khái niệm ngoại thương và để tìm hiểu về các quy định và chính sách liên quan, xin mời bạn tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.
>>> Xem ngay: Bật mí bí mật đằng sau thủ tục công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế tại các văn phòng công chức?
1. Ngoại thương là gì?
Khái niệm hoạt động ngoại thương dựa theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương quy định như sau:
Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
>>> Xem thêm: Tham khảo ngay thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhanh nhất tại thành phố Hà Nội.
Hiểu một cách đơn giản, ngoại thương là hoạt động xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự giao lưu kinh tế, văn hóa và hội nhập quốc tế giữa các quốc gia.
2. Chính sách của Nhà nước trong quản lý ngoại thương
Chính sách trong quản lý ngoại thương được quy định rõ ràng tại Luật Quản lý ngoại thương. Cụ thể, các chính sách này bao gồm:
2.1 Các biện pháp hành chính – chính sách ngoại thương
Theo Chương II của Luật, các biện pháp hành chính để quản lý hoạt động ngoại thương gồm có:
– Các biện pháp cấm xuất khẩu; cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu; tạm ngừng nhập khẩu
– Các biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
– Quản lý theo giấy phép và quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó:
- Quản lý theo giấy phép là cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương cho thương nhân để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu là quy định điều kiện mà thương nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không cần phải cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu…
– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Áp dụng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan; có quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị…
2.2 Các biện pháp kỹ thuật và kiểm dịch – chính sách ngoại thương
– Biện pháp kỹ thuật được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; biện pháp kiểm dịch áp dụng đối với động vật, sản phẩm động vật, thực vật…
– Áp dụng biện pháp kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2.3 Các biện pháp phòng vệ thương mại – chính sách ngoại thương
Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:
- Biện pháp chống bán phá giá: Áp dụng thuế chống bán phá giá; Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá.
>>> Xem thêm: Giờ đây bạn có thể thực hiện thủ tục công chứng ủy quyền mà không cần tham khảo nhiều nơi tại Hà Nội?
- Biện pháp chống trợ cấp: Áp dụng thuế trợ cấp; Tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu cam kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;
- Biện pháp tự vệ: Thuế tự vệ; hạn ngạch nhập khẩu; hạn ngạch thuế quan…
2.4 Biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong ngoại thương – chính sách ngoại thương
Chỉ áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với 1 số trường hợp được quy định tại Điều 100 của Luật này bao gồm: những quốc gia, vùng lãnh thổ đang gặp bất ổn chính trị; các tình huống khẩn cấp từ thiên nhiên; hàng hóa có sai sót trong kỹ thuật.
Trên đây là “Ngoại thương là gì và các chính sách ngoại thương theo quy định pháp luật?“, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Phơi bày bí mật của thủ tục công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền? Tham khảo để được bật mí!
>>> Quy định về mức phí công chứng hợp đồng ủy quyền theo pháp luật hiện hành là bao nhiêu trong năm 2023?
>>> Điều gì làm nên ưu thế của thủ tục chứng thực chữ ký tại văn phòng công chứng Nguyễn Huệ? Lí do văn phòng luôn đông khách?
>>> Xu hướng thực hiện thủ tục làm sổ đỏ thừa kế nhanh nhất tại Hà Nội? Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện?
>>> Ấn định thuế là gì và những trường hợp nào trong doanh nghiệp phải chịu thuế này?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch