Mặc dù thuật ngữ ‘ấn định thuế’ phổ biến trong lĩnh vực tài chính – kế toán, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa cụ thể của nó. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa và quy định liên quan đến thuế ấn định.

>>> Xem ngay: 10 chiến lược khi các văn phòng công bố phí công chứng mà bạn cần biết để vạch trần mánh khóe?

1. Ấn định thuế là gì?

Ấn định thuế (tiếng Anh là Impose a tax) là việc cơ quan thuế hoặc cơ quan hải quan đưa ra một số tiền thuế cụ thể phải nộp cho người nộp thuế thay vì để họ chủ động khai thuế, nộp thuế theo quy định.

Căn cứ khoản 1 Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định như sau:

1. Ấn định thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này là việc cơ quan hải quan thực hiện quyền hạn xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế và tính thuế, thông báo, yêu cầu người nộp thuế phải nộp số tiền thuế do cơ quan hải quan xác định thuộc các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này.

>>> Xem thêm: 9 điều khi thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ chúng ta không bao giờ muốn thấy? Cách thực hiện nhanh nhất?

Theo đó, hiểu đơn giản, người nộp thuế bị cơ quan thuế ấn định thuế sẽ phải nộp thuế theo số tiền nhất định chứ không được chủ động khai, nộp thuế theo quy định như thông thường.

2. Căn cứ ấn định thuế đối với doanh nghiệp

Để ấn định thuế đối với người nộp thuế là tổ chức, cơ quan quản lý thuế căn cứ theo quy định tại tiết b.1 điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP như sau:

– Căn cứ cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;

– Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;

– Kết quả xác minh;

– Số tiền thuế phải nộp bình quân tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương.

2. Căn cứ ấn định thuế đối với doanh nghiệp

Trường hợp tại địa phương, doanh nghiệp không có/có nhưng không đủ thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô cơ sở kinh doanh thì lấy thông tin của doanh nghiệp tại địa phương khác để thực hiện ấn định theo từng yếu tố.

– Doanh thu tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương.

Nếu tại địa phương, doanh nghiệp không có/có nhưng không đủ thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô cơ sở kinh doanh thì lấy thông tin của doanh nghiệp tại địa phương khác có cùng điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế để thực hiện ấn định doanh thu tính thuế.

3. Các trường hợp ấn định thuế mới nhất

Căn cứ Điều 50 và Điều 52 Luật Quản lý thuế năm 2019, doanh nghiệp bị ấn định thuế khi vi phạm pháp luật về thuế hoặc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể:

* Bị ấn định thuế khi vi phạm pháp luật về thuế

1. Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế.

Xem thêm:  Cấm sạc xe điện qua đêm tại chung cư mini ở thành phố Hà Nội có thật không?

2. Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.

3. Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn.

4. Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế.

3. Các trường hợp ấn định thuế mới nhất

5. Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.

6. Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế.

7. Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.

8. Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

9. Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.

* Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

2. Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp.

3. Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.

4. Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.

5. Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế.

6. Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp.

>>> Xem thêm: 10 cách làm chắc chắn thành công khi thủ tục cấp sổ đỏ tại Hà Nội ? Thủ tục cấp sổ đỏ cần những giấy tờ gì

7. Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp.

8. Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là gì? Mỗi kỳ bao nhiêu năm?

Trên đây là định nghĩa ấn định thuế là gì và 17 trường hợp người nộp thuế bị cơ quan thuế, cơ quan hải quan ấn định thuế; một trong những nguyên nhân bị ấn định thuế là không khai hoặc khai, nộp thuế không đúng thời hạn. Do vậy, kế toán cần thực hiện theo đúng lịch khai, nộp thuế mới nhất.

Trên đây là “Năm 2024, lương công chức mới bằng lương người làm lâu năm không khi cải cách tiền lương?“, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Top cách Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả mà các nhà cần nắm rõ trong lòng bàn tay? Hãy tham khảo ngay?

>>> Giải quyết những nỗi sợ hãi của bạn về thủ tục công chứng mua bán nhà? Chỉ mất 2 phút để tiết kiệm vài triệu đồng?

>>> Vượt qua nỗi lo về phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất tại quận Đống Đa? Người mua cần nắm rõ?

>>>  21 bí mật mà mọi cầm hiểu rõ về thực hiện di chúc theo pháp luật mà bạn cần biết? Lưu ngay để chia tài sản nhanh nhất

>>> Năm 2024, lương công chức mới bằng lương người làm lâu năm không khi cải cách tiền lương?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *