Không tính phụ cấp thâm niên trong quá trình cải cách tiền lương liệu có làm cho lương của công chức mới từ ngày 01/7/2024 bằng với những người làm lâu năm hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.
>>> Tham khảo ngay: Văn phòng công chứng nào làm nhanh nhất và uy tín nhất tại Hà Nội? Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ hoạt động cả thứ bảy, chủ nhật.
1. Cải cách tiền lương ảnh hưởng lương công chức thế nào?
Để biết câu trả lời cho câu hỏi lương công chức mới có bằng người làm lâu năm từ 01/7/2024 thì trước hết cần phải biết là 01/7/2024 là thời điểm dự kiến sẽ thực hiện cải cách tiền lương (nếu không có gì thay đổi).
Theo đó, khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024, thu nhập của công chức sẽ bị ảnh hưởng đáng kể trong đó đáng chú ý nhất là các tác động dưới đây:
Thứ nhất: Thay đổi cơ cấu thu thập của công chức
Nếu như trước đây, lương công chức gồm các khoản lương theo mức lương cơ sở, phụ cấp và các khoản chi ngoài lương hoặc thu nhập tăng thêm thì theo tinh thần cải cách tiền lương nêu tại khoản 3.1 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cơ cấu tiền lương sẽ thay đổi như sau:
Cơ cấu tiền lương mới của công chức = Lương cơ bản (khoảng 70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (khoảng 30% tổng quỹ lương) + tiền thưởng (khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Thứ hai: Bãi bỏ cách xếp lương hiện nay theo mức lương cơ sở và hệ số lương
Song song với việc thay đổi cơ cấu tiền lương mới thì Nghị quyết 27 cũng khẳng định, khi cải cách tiền lương, công chức sẽ không còn được hưởng lương theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở.
Đồng nghĩa, khi cải cách tiền lương, lương cơ sở và hệ số gắn liền với từng đối tượng công chức được nêu tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP sẽ không còn nữa.
>>> Xem thêm: Tham khảo ngay 11 cách nhanh chóng và dễ dàng để thực hiện dịch vụ làm sổ đỏ nhanh nhất tại thành phố Hà Nội?
Thay vào đó, công chức sẽ được thiết kế bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo bằng số tiền cụ thể và gồm các bảng lương sau đây:
- Bảng lương chức vụ áp dụng cho người có chức vụ
- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng với ngạch công chức và chức danh nghề nghẹp viên chức, dành chung cho tất cả công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo,
- Bảng lương áp dụng cho lực lượng vũ trang gồm công an, quân đội và cơ yếu gồm lương sĩ quan quân đội, lương sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công am; lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và bảng lương công nhận quốc phòng, công nhận công an.
Thứ ba: Bãi bỏ nhiều khoản phụ cấp theo lương cơ sở
Không chỉ lương mà phụ cấp công chức cũng sẽ được sắp xếp lại như sau:
- Giữ lại tiếp tục áp dụng các khoản phụ cấp gồm: Kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, khu vực, trách nhiệm công việc, lưu động…
- Gộp một số phụ cấp có tính chất giống nhau lại với nhau: Phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp độc hại nguy hiểm thành phụ cấp theo nghề…
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp công tác Đảng đoàn thể chính trị xã hội, phụ cấp công vụ.
- Quy định mới phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.
2. Lương công chức mới có bằng người làm lâu năm từ 01/7/2024?
Bởi cách tính lương, phụ cấp theo cách mới đã bãi bỏ phụ cấp thâm niên cùng với bảng lương theo số tiền cụ thể của công chức nên nhiều ý kiến cho rằng, khi cải cách tiền lương, lương công chức đã làm việc lâu năm cũng chỉ bằng lương công chức mới ra trường.
Theo quan điểm của bài viết, lương công chức mới sẽ không bằng được lương của công chức đã làm lâu năm từ 01/7/2024 – khi cải cách tiền lương bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất: Mặc dù xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới nhưng Nghị quyết 27 cũng khẳng định:
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng
Như vậy, do việc lương mới sẽ không thấp hơn lương hiện hưởng nên hiện nay, lương công chức mới được tuyển dụng sẽ thấp hơn lương của công chức lâu năm, đồng nghĩa, sau khi cải cách lương công chức mới cũng không thể bằng được lương của người đã làm lâu năm.
Thứ hai: Có thể dễ dàng nhận ra, để phân biệt công chức mới được tuyển dụng và công chức đã làm việc lâu năm hiện nay đang căn cứ vào mức phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, khi cải cách tiền lương, nếu bỏ phụ cấp thâm niên thì không có sự chênh lệch giữa lương của người mới được tuyển dụng và người làm lâu năm.
Dù vậy, cần phải biết rằng, mặc dù bãi bỏ phụ cấp thâm niên nhưng về cơ bản, tương quan giữa phụ cấp và tổng quỹ lương vẫn được đảm bảo không quá 30%. Do đó, kết hợp với tinh thần lương mới không thấp hơn lương cũ thì vẫn có sự khác biệt giữa người làm lâu năm và người mới được tuyển dụng.
>>> Xem thêm: 9 bài học về thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ mà tôi đã không dễ dàng mà học được? Bạn chỉ mất 2 phút để nhận ra tham khảo ngay?
Thứ ba: Về nội dung cải cách tiền lương, Nghị quyết 27 khẳng định, việc xây dựng bảng lương mới bằng số tiền cụ thể sẽ phải đảm bảo theo nguyên tắc dưới đây:
- Với người có chức vụ: Mức lương thể hiện được thứ bậc trong hệ thống. Nếu giữ chức vụ tương đương thì hưởng lương như nhau. Ngược lại, nếu giữ chức vụ cao hơn thì phải có mức lương chức vụ cao hơn cấp dưới…
- Với lương chuyên môn, nghiệp vụ: Vẫn bao gồm nhiều bậc lương và người được hưởng lương cao hơn là người có điều kiện lao động cao hơn, người có cùng mức độ công việc phức tạp như nhau thì hưởng lương như nhau…
Do đó, giữa công chức mới được tuyển dụng và công chức đã làm việc lâu năm chắc chắn sẽ có sự khác biệt về bậc lương, mức độ công việc phức tạp cũng như thứ bậc chức vụ lãnh đạo (nếu có) khác nhau. Bởi vậy, lương của hai đối tượng này sẽ không thể bằng nhau.
Trên đây là “Năm 2024, lương công chức mới bằng lương người làm lâu năm không khi cải cách tiền lương?“, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Những lý do bạn không nên khi thực hiện thủ tục kiểm tra sổ đỏ thật giả ?Tại Hà Nội có mất nhiều phí không?
>>> 2 bước đơn giản để tìm văn phòng công chứng hợp đồng mua bán nhà đất uy tín nhất và nhanh nhất trong năm 2023?
>>> 08 mẹo giúp bạn giảm phí công chứng mua bán nhà đất? Lưu ngay những mẹo này để giảm chi phí khi mua bán nhà đất?
>>> Cách ít người biết để khi thực hiện thủ tục công chứng di chúc bằng văn bản? Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện?
>>> Những điều cần lưu ý khi cấp, sang tên Sổ đỏ cho đất mua trước 2008
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch