Triệt sản là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý dân số và phát triển nhằm kiểm soát sự gia tăng của dân số trong một xã hội hoặc quốc gia. Vậy triệt sản là gì? Những chế độ hỗ trợ đối với người triệt sản ra sao? 

>>> Xem ngay: Thủ tục xin cấp sổ đỏ ở đâu? Cần những giấy tờ gì khi làm thủ tục cấp sổ đỏ?

1. Triệt sản là gì?

Triệt sản (hay còn gọi là đình sản) là một thuật ngữ về một trong các phương pháp tránh thai hiệu quả với kỹ thuật tương đối đơn giản. Triệt sản chỉ thực hiện một lần nhưng có tác dụng tránh thai vĩnh viễn. Vì vậy khi nam giới hoặc nữ giới không còn nhu cầu sinh thêm con thì các cơ sở y tế sẽ tư vấn sử dụng phương pháp triệt sản để đảm bảo kế hoạch hóa gia đình.

Hiện nay cách thức triệt sản đang được các cơ sở y tế áp dụng là thắt hoặc cắt ống dẫn trứng đối với nữ và thắt hoặc cắt ống dẫn tinh đối với nam.

1. Triệt sản là gì?

Đối với thắt hoặc cắt ống dẫn trứng ở nữ, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để làm gián đoạn ống dẫn trứng, ngăn không cho tinh trùng gặp noãn để thực hiện việc thụ tinh. Về bản chất quá trình rụng trứng vẫn diễn ra và không ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh nguyệt, tính cách hay sinh hoạt của người nữ.

Đối với thắt hoặc cắt ống dẫn tinh ở nam, bác sĩ sẽ rạch và cắt đôi sau đó thắt nút ống dẫn tinh. Tinh trùng vẫn được sản xuất ở tinh hoàn, bị tắc khi đi đến chỗ cắt trên ống dẫn tinh sẽ tự tiêu đi. Việc làm này không ảnh hưởng đến hormone của nam nên hoàn toàn không có tác dụng phụ, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể hay cảm giác của người nam.

>>> Xem thêm: Tham khảo ngay hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh nhất tại thành phố Hà Nội.

Sau khi tiến hành kỹ thuật triệt sản, nếu muốn sinh con tiếp thì nam giới có thể nối lại ống dẫn tinh và tiếp tục sinh con bình thường. Tuy nhiên với nữ giới thì việc nối lại ống dẫn trứng sẽ phức tạp hơn và tỷ lệ có con tự nhiên là không cao. Vì vậy, những trường hợp đã triệt sản nhưng vẫn muốn có con sẽ được tư vấn thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm IVF.

Xem thêm:  Tìm hiểu quy định của pháp luật về tiền tử tuất

2. Những chế độ hỗ trợ đối với người triệt sản là gì?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện biện pháp triệt sản sẽ được hưởng chế độ như sau:

2.1. Thời gian nghỉ hưởng chế độ

Tại điểm b khoản 1 điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội quy định, người lao động (bao gồm cả lao động nam và lao động nữ) thực hiện biện pháp triệt sản được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền.

2. Những chế độ hỗ trợ đối với người triệt sản là gì?

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ tối đa là 15 ngày.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định có bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

2.2. Mức trợ cấp khi nghỉ hưởng chế độ

Căn cứ điểm a, điểm c khoản 1 điều 39 Luật bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp đối với người lao động (bao gồm cả lao động nam và lao động nữ) khi thực hiện biện pháp triệt sản sẽ là 100% bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để triệt sản.

Nghĩa là, khi thực hiện biện pháp triệt sản, người lao động sẽ được nghỉ việc tối đa 15 ngày với mức hưởng một ngày bằng mức hưởng tháng chia cho 30 ngày. Trong đó, mức hưởng tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc thực hiện biện pháp triệt sản.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng mua bán nhà tại Hà Nội là bao nhiêu tiền? Cần những giấy tờ gì

Ví dụ, lao động nữ thực hiện việc triệt sản và được nghỉ 9 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Vậy mức hưởng sẽ tính như sau:

Mức hưởng 9 ngày = (Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 06 tháng trước khi triệt sản : 30 ngày) x 9 ngày

Trên đây là “Triệt sản và những chế độ hỗ trợ đối với người triệt sản như thế nào?”, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Hoàng Mai

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Thủ tục công chứng di chúc cần chuẩn bị giấy tờ liên quan gì? Tại Hà Nội có mất nhiều phí không?

>>> Quy định về mức phí công chứng di chúc theo pháp luật hiện hành là bao nhiêu trong năm 2023?

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà tại quận Đống Đa hết bao nhiêu tiền trong năm 2023?

>>> Thủ tục công chứng ủy quyền thực hiện như thế nào tại Hà Nội? Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện?

>>> Khi kết hôn, bạn được nghỉ bao nhiêu ngày và liệu có được trả lương không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *