Nhiều người thường lựa chọn ngân hàng để đầu tư tiền “nhàn rỗi” thông qua việc mở sổ tiết kiệm. Như vậy, sổ tiết kiệm là gì? Thông tin trên sổ tiết kiệm và quy trình rút tiền diễn ra ra sao?

>>> Xem ngay: Phí công chứng hợp đồng cho thuê nhà cập nhật mới nhất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh?

1. Nội dung cần có trên sổ tiết kiệm 

Mỗi khách hàng khi giao dịch gửi tiền tiết kiệm sẽ được cấp một sổ duy nhất. Sổ tiết kiệm này thể hiện chính xác số tiền đã gửi và mức lãi suất bạn sẽ nhận được khi đáo hạn.

Hiện nay, các nội dung bắt buộc phải có trên sổ tiết kiệm được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN về tiền gửi tiết kiệm. Theo đó, số tiết kiệm phải có:

1. Nội dung cần có trên sổ tiết kiệm
  • Tên tổ chức tín dụng và con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng;
  • Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;
  • Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;
  • Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;
  • Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;

>>> Xem ngay: Công ty dịch thuật nào tại Hà Nội uy tín nhất? Công ty dịch thuật nào có phí rẻ nhất?

Ngoài các nội dung quy định trên đây, các tổ chức tín dụng có thể quy định thêm các nội dung khác trên sổ tiết kiệm theo quy định của mình.

2. Thủ tục rút tiền từ sổ tiết kiệm 

Để rút tiền từ sổ tiết kiệm thì mất nhiều thời gian và có yêu cầu khắt khe hơn so với các loại thẻ ATM hiện nay.

Đối với hình thức gửi tiền tiết kiệm trực tiếp tại quầy giao dịch, để rút tiền bạn phải đến trực tiếp chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng đó và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xuất trình các giấy tờ bắt buộc:

  • Sổ tiết kiệm
  • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân trực tiếp gửi tiết kiệm)
  • Các giấy tờ chứng minh về tư cách người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật cho trẻ chưa thành niên, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (đối với người giám hộ hoặc người được ủy quyền)
Xem thêm:  Hướng dẫn nhận diện Sổ đỏ/ Sổ hồng thật, giả - tránh mất oan tiền tỷ

Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cá nhân và số tiền muốn rút vào giấy xác nhận rút tiền

Bước 3: Ký vào giấy xác nhận rút tiền theo đúng mẫu chữ ký đã ký khi gửi tiền.

Bước 4: Nhân viên ngân hàng sẽ xác minh các giấy tờ trên và tiến hành trả số tiền gửi tiết kiệm mà bạn muốn rút.

2. Thủ tục rút tiền từ sổ tiết kiệm

Ngoài hình thức gửi tiết kiệm truyền thống này, hiện nay đã có thêm hình thức mở sổ tiết kiệm online. Đối với hình thức trực tuyến, bạn có thể rút tiền theo hai cách:

  • Rút tiền tại cây ATM

Đối với hình thức này bạn thực hiện tương tự như khi rút tiền thông thường theo hướng dẫn trên màn hình.

Bước 1: Tìm máy ATM thuận lợi theo vị trí địa lí của bạn

Bước 2: Đưa thẻ vào khe máy ATM và nhập mã PIN

Bước 3: Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Hãy nhớ chọn phần rút tiền trong tài khoản tiết kiệm và chọn số tiền cần rút.

Bước 4: Chờ máy giao dịch xử lý xong, nhận biên lai nếu có, cất thẻ và kiểm tra số tiền đã rút.

  • Rút tiền trực tuyến

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, internet banking dần trở nên phổ biến hơn. Song song với hình thức mở tài khoản tiết kiệm online, rút tiền trực tuyến cũng là một lựa chọn nhanh chóng cho người dùng.

>>> Xem ngay: Văn phòng nào cung cấp dịch vụ công chứng miễn phí tại nhà và ngoài giờ hành chính?

Quy trình rút tiền được thực hiện như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào app Internet Banking của bạn.

Bước 2: Chọn mục tất toán tài khoản tiết kiệm

Bước 3: Chọn tiếp mục tài khoản tiết kiệm cần tất toán

Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về thông qua SMS hoặc email

Bước 5: Chọn xác nhận và đợi ngân hàng xác định giao dịch thành công

Trên đây là “Sổ tiết kiệm là gì? Các quy định quan trọng cần biết về sổ tiết kiệm là gì?”, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Thông tin trên giấy khai sinh khác hộ khẩu thì phải làm sao?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ cần chuẩn bị giấy tờ liên quan gì? Làm sổ đỏ tại Hà Nội có mất nhiều phí không?

>>> Văn phòng nào làm công chứng di chúc miệng nhanh nhất? Công chứng di chúc miệng cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

>>> Văn phòng công chứng hà nội nào nhanh nhất, uy tín nhất tại quận Đống Đa? Có miễn phí kí tại nhà không?

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào tại Hà Nội? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thực hiện?

>>> Sắp tới, Bộ giáo dục sẽ loại bỏ xếp loại tốt nghiệp THCS trong quy chế xét công nhận tốt nghiệp

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *