Hãy tiếp tục đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu cách tặng quà cho sếp một cách hợp pháp trong mùa Tết, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người có thể lợi dụng dịp Tết để tìm cách thăng chức hoặc cầu kỳ hơn với cấp trên.

>>> Tham khảo: Thủ tục làm sổ đỏ lần đầu cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Ở đâu làm nhanh nhất?

1. Tặng quà sếp thế nào để không phạm luật?

Công chức có thể tặng quà Tết cho sếp của mình mà người được nhận quà sẽ không bị xem là tham nhũng và không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội nhận hối lộ trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Không tặng quà cho công chức có liên quan đến công việc của mình hoặc lãnh đạo của mình

Khoản 2 Điều 22 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định:

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

Do đó, nếu không liên quan trực tiếp/gián tiếp đến công việc do mình giải quyết/quản lý hoặc không tặng quà trực tiếp cho lãnh đạo của mình thì không thuộc trường hợp bị cấm tặng cũng như cấm nhận quà.

1. Tặng quà sếp thế nào để không phạm luật?

Thứ hai: Không tặng quà để được thực hiện bất kỳ lợi ích hoặc yêu cầu nào đó

Theo khoản 2 Điều 10 Quy định 205-QĐ/TW năm 2019, việc lợi dụng dịp lễ, Tết để tặng quà cho người có chức vụ, quyền hạn để nhận được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí nào đó hoặc quyền lợi… đều là biểu hiện của hành vi chạy chức, chạy quyền

Đây cũng là biểu hiện của hành vi tham nhũng theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng.

Đồng thời, theo Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015, một người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hối lộ khi có những đặc điểm sau đây:

– Mục đích: Để người có chức vụ, quyền hạn làm/không làm vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

– Hành vi: Trực tiếp hoặc qua trung gian đưa/sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác/tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào gồm tiền, tài sản từ 02 triệu đồng trở lên, lợi ích phi vật chất…

>>> Tham khảo: Văn phòng phòng công chứng nào cung cấp dịch vụ nhanh nhất tại quận Đống Đa?

Xem thêm:  Tiêu chuẩn và cách xếp lương mới nhất cho giáo viên mầm non hạng I

Như vậy, nếu tặng quà chỉ đơn thuần là vì muốn thể hiện tình cảm, sự tôn trọng của mình đến người khác mà không nhằm bất kỳ mục đích vụ lợi nào hoặc không thông qua món quà tặng để yêu cầu người đó/sự ảnh hưởng của người đó để giải quyết công việc,yêu cầu nào đó thì hoàn toàn không bị cấm.

Ví dụ: Ông A là công chức và là bạn bè thân thiết với ông B. Ông B không làm trong lĩnh vực quản lý của ông A cũng không phải là nhân sự do ông A quản lý. Dịp Tết 2023, vì tình cảm thân thiết, ông B tặng quà cho ông A mà không phải do được bất kỳ người nào nhờ vả hay có bất kỳ mục đích vụ lợi gì thì ông B hoàn toàn được tặng quà và ông A cũng được nhận quà Tết từ ông B mà không bị xem là tham nhũng hay phạm Tội nhận hối lộ.

2. Biếu quà sếp dịp Tết bị xử lý thế nào?

Khi biếu quà sếp dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị coi là vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng. Do đó, người biếu quà có thể bị kỷ luật, nếu nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Biếu quà sếp dịp Tết bị xử lý thế nào?

Xử lý kỷ luật

Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nếu lợi dụng Tết để tặng quà cho sếp nhằm vụ lợi, tuỳ vào mức độ, hành vi vi phạm mà công chức sẽ bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:

Hành vi tham nhũngMức kỷ luậtCăn cứ
Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọngKhiển tráchkhoản 4 Điều 8
Đã bị kỷ luật bằng khiển trách nhưng còn tái phạmCảnh cáokhoản 1 Điều 9
– Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc- Vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọngHạ bậc lươngĐiều 10
-Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc- Vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọngGiáng chức (chỉ áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý)Điều 11
– Công chức đã bị kỷ luật giáng chức hoặc- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹCách chức (Áp dụng với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý)Điều 12
– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo đã bị cách chức mà còn tái phạm hoặc- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo đã bị hạ bậc lương mà còn tái phạm hoặc- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọngBuộc thôi việcĐiều 13

Chịu trách nhiệm hình sự

Khi biếu quà sếp, ngoài bị kỷ luật, nếu nghiêm trọng hơn, công chức còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hối lộ theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng quận Hai Bà Trưng

>>> Tham khảo: Phí công chứng ở đâu rẻ nhất ở đâu tại Hà Nội? Bảng phí cập nhật mới nhất năm 2023?

Cụ thể:

STTHành viMức phạt
1Trực tiếp/qua trung gian đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 – 100 triệu đồng, lợi ích phi vật chất để người có chức vụ, quyền hạn làm/không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ– Phạt tiền 20 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm
2– Có tổ chức- Dùng thủ đoạn xảo quyệt- Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn- Phạm tội 02 lần trở lên- Giá trị của hối lộ từ 100 – dưới 500 triệu đồng02 – 07 năm
3Giá trị của hối lộ từ 500 triệu đồng – 01 tỷ đồng07 – 12 năm
4Giá trị của hối lộ từ 01 tỷ đồng trở lên12 – 20 năm

Như vậy, chỉ khi tặng quà cho người không liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc không phải người quản lý của mình hoặc tặng quà không nhằm thực hiện bất kỳ lợi ích hay yêu cầu nào thì sẽ không vi phạm quy định cấm tặng quà lãnh đạo dưới mọi hình thức.

Tuy nhiên, việc chứng minh việc tặng quà không vì mục đích gì hoặc không vì yêu cầu nào trên thực tế rất khó thực hiện.

Trên đây là “Làm thế nào để tặng quà sếp trong dịp Tết 2023 mà không vi phạm luật?”, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Dịch vụ làm sổ đỏ cần chuẩn bị giấy tờ liên quan gì? Làm sổ đỏ tại Hà Nội có mất nhiều phí không?

>>> Văn phòng nào làm thủ tục xin cấp sổ đỏ nhanh nhất? Xin cấp sổ đỏ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

>>> Kiểm tra sổ đỏ thật giả nhanh nhất tại quận Đống Đa? Kiểm tra sổ đỏ hết bao nhiêu tiền trong năm 2023?

>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất thực hiện như thế nào tại Hà Nội? Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện?

>>> Khi Đảng viên ly hôn có phải báo cáo chi bộ không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *