“Trình dược viên” là cụm từ quen thuộc trong lĩnh vực dược phẩm. Nhưng vẫn còn xa lạ với đa số bộ phận người dân. Vậy trình dược viên là gì? Tiêu chuẩn đối với trình dược viên là gì? Thông qua bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm rõ hơn về các nội dung trên nhé!

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Minh Khai hiện nay có hỗ trợ công chứng ngoài trụ sở không?

1. Trình dược viên là gì?

Trình dược viên là người giới thiệu thuốc, là người giới thiệu thuốc mới đến các quầy thuốc, bệnh viện. Đồng thời, trình dược viên cũng là người thông tin đến bác sỹ, dược sỹ về cách dùng, tác dụng của từng loại thuốc.

Trình dược viên là gì?

Khái niệm trình dược viên được quy định trong văn bản pháp luật với tên “người giới thiệu thuốc”. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 07/2018/TT-BYT:

Người giới thiệu thuốc là người được cơ sở kinh doanh dược tuyển dụng và được người đứng đầu của chính cơ sở cấp thẻ “Người giới thiệu thuốc” để thông tin thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”

  • Trong khái niệm trên nêu rõ 03 đặc điểm cần có của trình dược viên:

Người làm việc trong các cơ sở kinh doanh dược.

Được cấp thẻ “ Người giới thiệu thuốc”.

Cung cấp thông tin, tác dụng của thuốc đến người khám, chữa bệnh.

2. Tiêu chuẩn để trở thành trình dược viên

Khoản 2, khoản 3 Điều 21 của Thông tư 07/2018/TT-BYT đã đưa ra các điều kiện cụ thể để trở thành người giới thiệu thuốc hợp pháp như sau:

– Là người có chuyên môn về ngành y, dược có trình độ từ cao đẳng trở lên

– Được cơ sở kinh doanh dược tuyển dụng và huấn luyện, đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến hoạt động giới thiệu thuốc và văn bản quy phạm pháp luật về dược.

>>> Xem thêm: Các cơ quan nhà nước hiện nay có hỗ trợ công chứng thứ 7 chủ nhật không?

Như vậy, ngoài việc phải có trình độ chuyên môn ngành y dược, trình dược viên phải là nhân sự thuộc cơ sở kinh doanh dược. 

– Không thuộc các trường hợp sau:

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang trong thời gian thi hành án.

Người đang bị cấm hành nghề.

Người bị cấm làm công việc liên quan đến các hoạt động ngành dược.

Người bị hạn chế các hành vi dân sự.

Tiêu chuẩn để trở thành trình dược viên

Để trở thành trình dược viên hoạt động hiệu quả, người thực hiện nên trang bị thêm những kỹ năng mềm khác như: Kỹ năng giao tiếp, tạo dựng và duy trì mối quan hệ.

Kỹ năng thuyết trình và đàm phán.

Khả năng phán đoán và xử lý tình huống.

3. Trách nhiệm của trình dược viên theo quy định

Tại Điều 22 Thông tư 07/2018/TT-BYT quy định trình dược viên có trách nhiệm như sau:

3.1. Phải đeo thẻ “Người giới thiệu thuốc” được cơ sở kinh doanh dược cấp

Trình dược viên chỉ thực hiện giới thiệu thuốc khi có sự đồng ý của người khám bệnh, chữa bệnh. Trong quá trình làm việc, trình dược viên phải thực hiện đúng nội quy tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

 Phải đeo thẻ “Người giới thiệu thuốc” được cơ sở kinh doanh dược cấp

Khi thực hiện việc giới thiệu thuốc, trình dược viên và cơ sở kinh doanh dược cần cụ thể về thành phần, địa điểm, thời gian tổ chức, thông tin thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

3.2. Giới thiệu thuốc được phép lưu hành tại Việt Nam

Trình dược viên chỉ được giới thiệu các loại thuốc được phép lưu hành ở Việt Nam. Thuốc đã được đăng ký lưu hành. Thông tin thuốc phải được cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ y tế xác nhận. Thuốc bao gồm đầy đủ tên, nhãn dán, tờ hướng dẫn sử dụng.

>>> Xem thêm: Có nhu cầu muốn dịch thuật lấy ngay tại nội thành Hà Nội thì liên hệ văn phòng nào để được hỗ trợ?

Người giới thiệu chỉ đưa ra những thuốc được cơ sở kinh doanh dược phân công. Các sản phẩm không phải là thuốc không được đưa ra tại các cơ sở trình dược viên đến làm việc.

Danh mục thuốc được phép bán lẻ và hạn chế bán lẻ được quy định rõ tại Điều 18, Điều 19, Điều 20, Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư 07/2018/TT-BYT.

3.3. Đảm bảo thông tin thuốc hợp pháp

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh yêu cầu trình dược viên cung cấp thông tin về thuốc. Trình dược viên cần đưa ra đầy đủ pháp lý chứng minh nội dung thông tin về thuốc là đúng.

Ngoài ra, không được giới thiệu thuốc khác với thông tin đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trình dược viên không được giới thiệu, cung cấp thông tin thuốc không phù hợp với tài liệu.

Các tài liệu thông tin thuốc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận không được đưa đến các cơ sở khám, chữa bệnh.

Trên đây là “Trình dược viên là gì? Tiêu chuẩn đối với trình dược viên“, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Hóa đơn và biên lai có sự khác nhau hay không?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Tìm đối tác kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn tại Hà Giang, yêu cầu có vốn, hợp tác lâu dài, uy tín.

>>> Tìm cộng tác viên viết bài chuẩn SEO ngành luật. Yêu cầu ứng viên có kiến thức chuyên môn ngành luật, đi làm được ngay.

>>> Biểu phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền của các văn phòng công chứng tại quận Đống Đa hiện nay.

>>> Các văn phòng công chứng hiện nay tính phí công chứng hợp đồng cho thuê nhà dựa trên căn cứ nào?

>>> Cơ sở dữ liệu là gì? Danh sách 3 cơ sở dữ liệu người dân cần biết

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *