Một trong những khoản phụ cấp dành cho nhà giáo là phụ cấp ưu đãi nhà giáo. Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để biết mức phụ cấp này cùng ví dụ minh hoạ.

>>> Xem thêm: Phí công chứng mua bán nhà đất được tính như thế nào theo quy định của pháp luật?

1. Giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập

Căn cứ mục II Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, phụ cấp ưu đãi nhà giáo cho giáo viên dạy tại các trường công lập vẫn đang được áp dụng theo công thức: Phụ cấp ưu đãi nghề giáo = Hệ số x Mức lương cơ sở x (hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung – nếu có)

Trong đó:

Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 trở đi

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP tuỳ vào giáo viên đó có giữ chức vụ lãnh đạo không.

1. Giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập

Hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung nếu nhà giáo đã được xếp lương ở bậc lương cuối cùng và một số điều kiện khác tại bài viết dưới đây:

Hệ số phụ cấp gồm các mức 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50% tương ứng với các đối tượng sau đây:

>>> Xem thêm: Nghề cộng tác viên là gì? Có bao nhiêu loại nghề cộng tác viên?

Hệ sốĐối tượng trực tiếp giảng dạy tại
25%Trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trừ trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
30%– Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.- Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã;- Trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;- Trung tâm bồi dưỡng chính trị của cấp huyện.
35%– Trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã;- Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
40%– Trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học),- Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề
45%Dạy Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
50%Trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

2. Phụ cấp ưu đãi giáo viên chuyên trách giảng dạy người khuyết tật

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 22/2017/TT-BLĐTBXH, nhà giáo giảng dạy người khuyết tật hằng tháng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo công thức:

Xem thêm:  Các quy định mới đáng chú ý phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình?

Tiền phụ cấp ưu đãi = 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Ví dụ: Giáo viên A là trưởng khoa trong trường cao đẳng, chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật, hệ số phụ cấp ưu đãi được hưởng là 70%, hệ số lương hiện hưởng là 3,66, hệ số chức vụ lãnh đạo là 0,45.

Do đó, giáo viên A này được hưởng phụ cấp ưu đãi như sau:

(3,66 + 0,45) x 1,8 triệu đồng x 70% = 5.178.600 đồng/tháng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục công chứng bằng tốt nghiệp

3. Giáo viên không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật

Mức phụ cấp ưu đãi dành cho đối tượng này áp dụng là 40%. Do đó, công thức tính phụ cấp theo số giờ dạy thực tế và được tính theo công thức sau đây:

Tiền phụ cấp ưu đãi = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

Giáo viên dạy người khuyết tật trong lớp hoà nhập thì tính phụ cấp ưu đãi theo số giờ giảng dạy thực tế.

Trên đây là giải đáp chi tiết về phụ cấp ưu đãi nhà giáo. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Hướng dẫn chứng thực chữ ký: Địa điểm và giấy tờ cần chuẩn bị

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán ô tô được tiến hành như thế nào?

>>> Chứng chỉ tiếng anh IELTS, TOEIC công chứng dịch thuật lấy ngay được không?

>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà có bắt buộc phải có mặt các bên

>>> Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 2023

>>> Cây đổ làm chết người ai phải bồi thường?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *