Thuốc kháng sinh( TKS) không còn quá xa lạ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Thuốc được bán phổ biến và có nhiều công dụng nên được ví như thuốc quốc dân, chữa được bách bệnh. Nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ về TKS? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về TKS là gì? Quy định về bán và sử dụng TKS, theo đúng quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Xa La chuyên nghiệp, uy tín, công chứng giá rẻ nhất tại Hà Nội tất cả các loại giấy tờ.

1. Thuốc kháng sinh là gì?

1.1. Khái niệm

Thuốc kháng sinh là thuốc có nguồn gốc từ các chủng vi sinh vật như: nấm, Actinomycetes, vi khuẩn; có tác dụng ức chế, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hoặc dùng để kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác.

Thuốc kháng sinh

Các loại TKS được chế xuất dưới dạng thuốc uống như viên nén hay dạng lỏng được truyền, tiêm trực tiếp vào cơ thể của người bệnh. Tùy theo nhu cầu của mỗi người để lựa chọn được các loại thuốc mang đến hiệu quả tốt nhất.

1.2. Phân loại thuốc kháng sinh

Có nhiều cách để phân loại TKS, nhưng cách phân loại phổ biến nhất hiện nay là phân loại theo phổ tác dụng.

Do cơ chế đặc hiệu của từng kháng sinh mà mỗi loại chỉ có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định. Dựa vào tính đặc hiệu của kháng sinh mà các nhà khoa học đã chia thành 2 nhóm kháng sinh:

– Thuốc kháng sinh phổ hẹp (kháng sinh có chọn lọc): Là TKS có hoạt tính kháng khuẩn tốt trên một hoặc một số chủng vi khuẩn nhất định. Kháng sinh phổ hẹp thường được sử dụng trong trường hợp xác định đúng vi sinh vật gây bệnh. Ví dụ như TKS Penicillin chỉ tác dụng trên nhóm vi khuẩn gram dương nhưng lại không có tác dụng diệt khuẩn đối với vi khuẩn gram âm.

– Thuốc kháng sinh phổ rộng: Là TKS tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, cả vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm. Nhóm kháng sinh phổ rộng được sử dụng trong trường hợp người bệnh nhiễm khuẩn nhưng không rõ chính xác do nhóm vi khuẩn nào đã gây ra hoặc nghi ngờ có nhiều nhóm vi khuẩn gây bệnh. Một số nhóm kháng sinh phổ rộng như cephalosporin, thiamphenicol và cloramphenicol.

2. Công dụng và tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

2.1. Công dụng của thuốc kháng sinh

Đa số vi khuẩn trong cơ thể người đều không gây hại, một số có lợi do tham gia vào các quá trình chuyển hóa cũng như bảo vệ cơ thể khỏi các nhóm vi khuẩn gây bệnh khác.

Thuốc kháng sinh chống lại nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong cơ thể; TKS nạp vào trong cơ thể sẽ tấn công lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn, ngăn chặn khả năng sinh trưởng và sản xuất protein của vi khuẩn.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ kê đơn, chỉ định trong trường hợp điều trị các bệnh nhiễm trùng như:

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi dị ứng, xoang,…;

Xem thêm:  Người dân ra đường không cần mang giấy tờ xe phải không?

– Viêm phổi do vi khuẩn gây nên;

– Viêm màng não,

– Viêm đường tiết niệu;

– Ho gà, viêm họng liên cầu khuẩn;

– Nhiễm trùng bàng quang và thận.

2.2. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị, ngăn ngừa một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc ngăn không cho chúng sinh trưởng và lây lan. Tuy nhiên, nếu TKS không được các bác sĩ kê đơn và uống đúng cách sẽ gây ra một vài tác dụng phụ và gặp tình trạng kháng kháng sinh.

>>> Xem thêm: Hiện nay các văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật mở cửa từ mấy giờ đến mấy giờ?

– Tác dụng phụ hay gặp khi sử dụng TKS như: Cảm giác buồn nôn, nôn mửa mất kiểm soát, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường diễn ra ở mức độ nhẹ và sẽ hết ngay khi kết thúc quá trình điều trị bệnh lý.

– Tác dụng phụ nghiêm trọng không mong muốn khi sử dụng TKS Khó thở, nổi mề đay, sưng lưỡi, sưng vòm họng, người bệnh cũng có thể bị hội chứng Stevens-Johnson khi sử dụng TKS sulfamethoxazole.

Một số kháng sinh có thể gây hiện tượng thay thay đổi máu như giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu, dẫn đến người bệnh bị chảy máu, bầm tím và làm chậm quá trình đông máu.

3. Nguyên tắc của Bộ Y tế về việc bán và sử dụng kháng sinh 

3.1. Quy định về bán thuốc kháng sinh 

Từ năm 2020 chỉ bán TKS khi có đơn thuốc, đây là mục tiêu đã đề ra theo Quyết định số 4041/QĐ-BYT về việc thực hiện “Đề án tăng cường kiểm soát và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020”.

Tác dụng phụ của thuốc

Mục tiêu đề án quy định, đến năm 2020, 100% các quầy thuốc, nhà thuốc khi bán TKS đều phải kê đơn.

Ngoài ra, các đơn vị điều trị ngoại trú cần tăng tỉ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị đến năm 2020 như sau:

– Tỉ lệ kê đơn đạt 100% theo quy định của Bộ Y tế về việc kê đơn thuốc đối với các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và bệnh viện tư nhân, đối với các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác đạt 80%;

– Kê đơn thuốc cần tuân thủ đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng TKS trong điều trị bệnh lý nhiễm trùng đạt 90% đối với các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân; đối với các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác đạt 70%.

3.2. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh Bộ Y tế tại bệnh viện 

Ngày 31/12/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chính thức ban hành Quyết định số 5631/QĐ-BYT về việc “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”.

>>> Xem thêm: Công chứng là gì? Điều kiện để trở thành công chứng viên theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mục đích ban hành Quyết định nhằm:

– Nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh nhiễm trùng;

– Đảm bảo an toàn, giảm thiểu những biến cố bất lợi cho người bệnh;

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện:

– Thành lập Ban quản lý sử dụng kháng sinh, xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, chức năng của mỗi thành viên trong Ban;

Xem thêm:  Phụ cấp ưu đãi nhà giáo là bao nhiêu?

– Xây dựng các kế hoạch hoạt động định kỳ, triển khai phương án thực hiện các hoạt động sử dụng TKStrong bệnh viện theo kế hoạch đề ra;

Bộ Y tế cần lưu ý các bệnh viện một số nội dung khi xây dựng Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bao gồm:

– Theo mức độ nặng và vị trí nhiễm khuẩn của người bệnh;

– Đặc điểm, mức độ đề kháng của vi sinh vật gây bệnh;

– Phân tầng người bệnh nhiễm vi TKS;

Trên đây là “Thuốc kháng sinh là gì? Quy định về bán, sử dụng kháng sinh“, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Văn phòng công chứng được thực hiện những công việc gì theo quy định của pháp luật hiện hành?

>>> Muốn làm dịch vụ sang tên sổ đỏ cho người nước ngoài có được không? Pháp luật quy định thế nào về nội dung trên?

>>> Phân biệt thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu và thủ tục đăng ký biến động sổ đỏ theo quy định của pháp luật hiện hành?

>>> Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng để tránh các trường hợp lừa đảo tinh vi.

>>> Trình dược viên là gì? Tiêu chuẩn đối với trình dược viên

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *