Ở thời đại 4.0, tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến an ninh mạng ngày càng gia tăng. Vậy, khái niệm về an ninh mạng là gì? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về Luật An ninh mạng và những quy định cơ bản mà độc giả cần nắm rõ.

>>> Xem thêm ngay: Nhà bao việc, hãy dùng ngay dịch vụ dịch thuật lấy ngay? Hồ sơ nhanh chóng lấy ngay từ 2-4 giờ?

1. Định nghĩa an ninh mạng là gì?

Khái niệm an ninh mạng được đề cập tại  khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 như sau:

An ninh mạng là sự đảm bảo hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Các mối đe dọa an ninh mạng

Mối đe dọa an ninh mạng là những hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia, gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Một số mối đe dọa an ninh mạng phổ biến hiện nay gồm:

2.1  Sử dụng mã độc

Gồm những phần mềm, tệp hoặc email chứa mã độc được thiết kế để gây hại cho máy tính thông qua mạng truy cập. Nhằm theo dõi, đánh cắp những dữ liệu nhạy cảm, mật khẩu, tài khoản, thông tin bảo mật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2.2 Lừa đảo qua mạng

Gồm những hành vi lừa đảo thông qua việc sử dụng email, tin nhắn, cuộc gọi để dụ dỗ, thuyết phục mọi người bấm vào liên kết có hại hoặc tự cung cấp những thông tin cá nhân.

2. Các mối đe dọa an ninh mạng

Hiện nay có rất nhiều đối tượng giả mạo các cơ quan uy tín như ngân hàng, công an, công ty nổi tiếng để nhắn tin, gọi điện cho người dân nhằm thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều hình thức lừa đảo qua mạng khác rất tinh vi như giả mạo website, dùng đường link khảo sát, thông qua mã QR.

2.3 Người dùng trong nội bộ

Gồm những người đã có quyền truy cập vào hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu nội bộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân như nhân viên hoặc khách hàng. Những người này có thể vô tình hay cố ý thực hiện những hành động gây hại.

>>> Xem thêm ngay: Nóng! Nóng! Nóng! Văn phòng công chứng ngoài trụ sở ngay tại quận Đống Đa? Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ.

Một nhân viên có thể vô tình đăng sẻ thông tin nhạy cảm của công ty lên tài khoản cá nhân hoặc chia sẻ cho bạn bè. Nhưng cũng có những nhân viên cố ý đánh cắp những dữ liệu nhạy cảm, bí mật của công ty vì mục đích cá nhân.

2.4 Tấn công có chủ đích

Tấn công có chủ đích là hành vi xâm nhập có mục tiêu cụ thể nhằm vào hệ thống mạng, máy chủ web hoặc máy tính riêng lẻ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bất kể chúng đang ở mức độ bảo vệ nào.

Tấn công có chủ đích do một nhóm tội phạm an ninh mạng, các tổ chức khủng bố hay các cơ quan đặc vụ quốc gia thực hiện. Đây là loại tấn công phức tạp, tinh vi với trình độ cao với mục đích chiếm quyền kiểm soát hệ thống trong thời gian lâu dài nhất.

Xem thêm:  Định nghĩa và hướng dẫn khi tham gia giao thông trên đường một chiều

3. Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng có các biện pháp bảo vệ an ninh mạng như sau:

a) Thẩm định an ninh mạng;

b) Đánh giá điều kiện an ninh mạng;

c) Kiểm tra an ninh mạng;

d) Giám sát an ninh mạng;

đ) Ứng phó, khắc phục sự cố

e) Đấu tranh bảo vệ ;

g) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;

h) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;

3. Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng

i) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

k) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;

l) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;

m) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

n) Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4. Những hành vi bị cấm trong an ninh mạng

Căn cứ Điều 8 và khoản 1 Điều 18 Luật An ninh mạng, những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng bao gồm:

– Đăng tải, phát tán thông tin thuộc bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Cố ý xóa, làm hư hỏng hoặc thay đổi thông tin thuộc bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

– Tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc danh mục cấm thông qua mạng Internet như tổ chức đánh bạc, mua bán hàng cấm, mua bán người, mại dâm, tệ nạn xã hội.

– Các hoạt động chống phá Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua không gian mạng.

– Đăng tải, tuyên truyền những thông tin xuyên tạc lịch sử, thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

– Đăng tải, phát tán những thông tin xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới tính, phân biệt chủng tộc.

– Đăng tải, tuyên truyền thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho nền kinh tế và xã hội, ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan nhà nước.

– Đăng tải, phát tán nội dung đồi trụy, dâm ô, tội ác, thông tin phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội.

– Xúi giục, lôi kéo người khác phạm thôi thông qua không gian mạng.

– Thực hiện các hành vi gây phá hoại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Xem thêm:  Biển số định danh có được bán cho người khác hay không?

– Sản xuất những công cụ, phần mềm gây rối loạn sự hoạt động của hệ thống mạng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

>>> Xem thêm ngay: 04 luật lệ về thủ tục công chứng di chúc văn bản cần được phá vỡ trong năm 2024? Lưu ý ngay, sẽ không phí 1 phút của bạn!

– Xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Chống lại, cản trở hoặc gây hại đến hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng cũng như các biện pháp bảo vệ.

– Lợi dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích an ninh quốc gia, cơ quan, tổ chức, cá nhân để trục lợi…

Trên đây là “An ninh mạng và các biện pháp bảo vệ an ninh mạng ở nước ta?”, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>>   Cách để đột phá trong nghề cộng tác viên tại các thành phố lớn? Cơ hội nghề nghiệp và lương cộng tác viên là bao nhiêu?

>>> 9 lý do khiến văn phòng công chứng hà nội cứ nườm nượp khách? Liệu bí mất có được bật mí không?

>>>   Những băn khoăn về thủ tục chứng thực chữ ký tại thành phố Hà Nội? Liệu phí có cần cao đến mức đó không?

>>> Né ngay dịch vụ làm sổ đỏ giả trong 7 bước đơn giản? Tham khảo ngay để không mất tiền oan!

>>> Nhà nước có được thu hồi đất của người đã chết không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *