Trong thời gian gần đây, đã xảy ra không ít trường hợp vụ án giết người do người 15 tuổi thực hiện. Vậy, pháp luật xử lý như thế nào đối với việc người 15 tuổi giết người? Liệu họ sẽ phải thụ án tù trong bao nhiêu năm?

>>> Xem ngay: Thủ tục xin cấp sổ đỏ ở đâu? Cần những giấy tờ gì khi làm thủ tục cấp sổ đỏ?

1. Giết người khi 15 tuổi có phải ngồi tù không?

Người 15 tuổi là người chưa thành niên theo quy định của khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015. Về nguyên tắc xử lý với người dưới 18 tuổi phạm tội, Điều 91 Bộ luật Hình sự khẳng định phải dựa vào độ tuổi, khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cũng như nguyên nhân, điều kiện gây ra tội phạm đó.

1. Giết người khi 15 tuổi có phải ngồi tù không?

Theo khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 có nêu rõ:

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này

>>> Xem thêm: Tham khảo ngay hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh nhất tại thành phố Hà Nội.

Trong khi đó, tội được nêu tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 là Tội giết người. Do đó, dù mới 15 tuổi nhưng nếu phạm Tội giết người thì người 15 tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm về tội phạm này.

2. 15 tuổi giết người đi tù bao nhiêu năm?

Để biết 15 tuổi giết người đi tù bao nhiêu năm thì cần phải xem xét Tội giết người bị phạt thế nào. Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, mức chịu trách nhiệm hình sự của Tội giết người được quy định như sau:

– Phạt tù từ 12 – 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Giết một trong các đối tượng sau đây: 02 người trở lên/người dưới 16 tuổi/phụ nữ mà biết có thai/người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân/ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo
  • Trước hoặc ngay sau khi giết người lại thực hiện một tội phạm rất hoặc đặc biệt nghiêm trọng
  • Để che giấu hoặc thực hiện tội phạm khác
  • Giết người một cách man rợ/có tính côn đồ/sử dụng phương pháp có thể làm chết nhiều người
  • Có thuê người giết/giết người thuê hoặc giết người có tổ chức
  • Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân
  • Tái phạm nguy hiểm
  • Vì động cơ đê hèn
2. 15 tuổi giết người đi tù bao nhiêu năm?

– Phạt tù từ 07 – 15 năm tù: Không thuộc một trong các trường hợp bị phạt tù từ 12 – 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình ở trên.

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm

– Phạt tù từ 01 – 05 năm: Chuẩn bị phạm tội giết người.

– Hình phạt bổ sung: Bị cấm làm công việc/hành nghề nhất định từ 01 – 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 – 05 năm.

Tuy nhiên, do người phạm tội là dưới 18 tuổi, cụ thể là người này mới 15 tuổi nên hình phạt áp dụng với đối tượng này như sau:

– Không phạt tù chung thân hoặc tử hình.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng mua bán nhà tại Hà Nội là bao nhiêu tiền? Cần những giấy tờ gì

– Với các mức phạt tù có thời hạn còn lại (từ 12 – 20 năm tù hoặc từ 07 – 15 năm tù hoặc từ 01 – 05 năm) thì người 15 tuổi phạm tội giết người được hưởng mức án nhẹ hơn mức án được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự.

– Người 15 tuổi không bị áp dụng hình phạt bổ sung (Bị cấm làm công việc/hành nghề nhất định từ 01 – 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 – 05 năm).

– Án đã tuyên vơi người 15 tuổi giết người thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Do đó, có thể thấy, hình phạt dành cho người 15 tuổi giết người sẽ nhẹ hơn so với người đủ 18 tuổi phạm cùng tội đó.

Trên đây là “Giết người khi 15 tuổi bị xử phạt như thế nào?“, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng tại Mỹ Đức Hà Nội

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Thủ tục công chứng di chúc cần chuẩn bị giấy tờ liên quan gì? Tại Hà Nội có mất nhiều phí không?

>>> Quy định về mức phí công chứng di chúc theo pháp luật hiện hành là bao nhiêu trong năm 2023?

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà tại quận Đống Đa hết bao nhiêu tiền trong năm 2023?

>>> Thủ tục công chứng ủy quyền thực hiện như thế nào tại Hà Nội? Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện?

>>> Tiêu chuẩn và cách xếp lương mới nhất cho giáo viên mầm non hạng I

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *