Quy trình dừng xe của Cảnh sát giao thông được tiến hành như thế nào mới đúng luật? Không ít người dân bị “chặn” xe ngang đường thắc mắc về vấn đề này. Sau đây là thông tin về quy trình chi tiết.
1. Cảnh sát giao thông dừng xe trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện để kiểm soát giao thông khi có một trong các căn cứ sau:
(1) Cảnh sát giao thông trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật gần nhất, không thu phí ngoài giờ.
(2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được ban hành.
(3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
(4) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và xe tham gia giao thông.
Khi dừng xe của người đi đường, Cảnh sát giao thông phải đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông.
2. Quy trình dừng xe của Cảnh sát giao thông được quy định thế nào?
Theo quy định tại Mục 2 Chương III Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy trình dừng xe của Cảnh sát giao thông được tiến hành như sau:
>>> Xem thêm: Phân biệt văn bản công chứng và chứng thực như thế nào?
Bước 1. Ra hiệu lệnh dừng phương tiện
Theo Điều 17 Thông tư 32/2020/TT-BCA, hiệu lệnh dừng được thực hiện thông qua các tín hiệu sau:
– Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;
– Các tín hiệu khác gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.
Bước 2. Đề nghị tài xế xuống xe
Theo Điều 18 Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi phương tiện đã dừng vào vị trí theo hướng dẫn, CSGT đứng ở vị trí phù hợp, an toàn và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và xuống xe.
Bước 3. Chào người tham gia giao thông theo Điều lệnh
Cảnh sát giao thông thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã thì không cần chào theo Điều lệnh).Lưu ý, khi tiếp xúc với người có hành vi vi phạm pháp luật, CSGT phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực.
>>> Xem thêm: Công chứng ngoài giờ hành chính ở đâu miễn phí dịch vụ?
Bước 4. Thông báo lý do dừng xe và yêu cầu xuất trình giấy tờ
Các giấy tờ đó bao gồm:
– Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm theo Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe).
– Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (xe phải đăng kiểm).- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
– Giấy tờ cần thiết khác có liên quan.
Bước 5. CSGT tiến hành kiểm soát người và phương tiện
Bước 6. Thông báo lỗi vi phạm
Bước 7. Lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt tại chỗ
Trên đây là quy trình dừng xe của Cảnh sát giao thông khi xử lý vi phạm. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
XEM THÊM TỪ KHOÁ MỚI:
>>> Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu mất bao lâu? Hướng dẫn chi tiết cho người mới
>>> 05 lưu ý khi kí hợp đồng thuê nhà trọ mà người lao động cần biết để tránh bị lừa
>>> Có cần công chứng giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh?
>>> Khi mua bán thực hiện thủ tục công chứng xong mới giao tiền được không?
>>> Không nộp phạt vi phạm giao thông có sao không?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch