Việc phải xuất hóa đơn đỏ là một yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết các giao dịch mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, bạn đã có hiểu biết đầy đủ về khái niệm “hóa đơn đỏ” cũng như những quy định liên quan đến loại hóa đơn này chưa? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

>>> Tham khảo ngay: 19 thủ thuật đơn giản để tìm ra phòng công chứng uy tín nhất tại quận Cầu Giấy? Văn phòng nào công chứng thứ bảy và chủ nhật?

1. Khái niệm về hóa đơn đỏ

1.1. Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ là một loại hóa đơn sử dụng trong các hoạt động kinh doanh. Hóa đơn đỏ là tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn VAT.

Theo khoản 1 Điều 8 Mục 1 Chương II của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) như sau:

1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

1. Khái niệm về hóa đơn đỏ

a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

b) Hoạt động vận tải quốc tế;

c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Có thể hiểu một cách đơn giản hơn rằng hóa đơn đỏ (hóa đơn giá trị gia tăng) là một loại chứng từ có giá trị pháp lý do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tự in khi đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế.

Hóa đơn đỏ thể hiện giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán cung cấp cho người mua và là căn cứ để xác định số thuế cần phải nộp cho Nhà nước.

1.2. Vì sao cần phải xuất hóa đơn đỏ?

– Đối với doanh nghiệp: Thông qua hóa đơn đỏ, doanh nghiệp biết được chính xác thông tin chi tiết về các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ để quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn, theo dõi các khoản thu và chi và tạo báo cáo tài chính chính xác.

– Đối khách hàng: Hóa đơn đỏ cung cấp cho khách hàng thông tin về số tiền họ đã giao dịch khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Khách hàng có thể kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch và khiếu nại nếu có vấn đề.

>>> Tham khảo ngay: 5 bước đơn giản để thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh chóng nhất tại quận Đống Đa? Phí có đắt không?

– Đối với Nhà nước: Nhà nước sử dụng hóa đơn đỏ để kiểm tra việc nộp thuế của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc thu thuế và ngăn chặn gian lận thuế.

2. 4 quy định cần lưu ý về xuất hóa đơn đỏ

Phần đầu của bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hóa đơn đỏ là gì, vậy có những quy định nào liên quan đến xuất hóa đơn đỏ?

2.1. Trường hợp nào bắt buộc xuất hóa đơn đỏ?

Theo khoản 1 Điều 4 Chương I của Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về việc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn như sau:

Người bán phải có nghĩa vụ lập hóa đơn giao cho người mua khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp:

  • Sản phẩm, dịch vụ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu.
  • Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ, ngoại trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục hoạt động sản xuất.
  • Xuất hàng hoá với hình thức cho vay, mượn hoặc hoàn trả.
Xem thêm:  Quy định cần biết về giải quyết tranh chấp lao động mới nhất

Khi xuất hóa đơn người bán cần phải ghi đầy đủ nội dung đã được quy định tại Điều 10 Mục 1 Chương II của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nếu sử dụng hóa đơn điện tử phải tuân thủ theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế quy định tại Điều 12 Mục 2 Chương II của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

2.2. Trường hợp nào không cần phải xuất hóa đơn đỏ?

Theo quy định, có một số trường hợp doanh nghiệp không cần phải xuất hóa đơn đỏ như:

2.2. Trường hợp nào không cần phải xuất hóa đơn đỏ?
  • Các khoản thu bồi thường bằng tiền; tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì không cần tính và nộp thuế GTGT theo quy định (căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Chương I của Thông tư 219/2013/TT-BTC).
  • Đơn vị kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng không phải lập hóa đơn đỏ khi đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao (căn cứ tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư 119/2014/TT-BTC).
  • Xuất máy móc, vật tư hay hàng hóa dưới dạng cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả khi có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp thì không phải lập hóa đơn đỏ, tính và nộp thuế giá trị gia tăng.
  • Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh trong một đơn vị thì không phải tính xuất hóa đơn đỏ (căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)…

2.3. Thời điểm lập hóa đơn được quy định như thế nào? 

Theo Điều 9 Mục 1 Chương II của Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:

  • Đối với việc bán hàng hóa thì thời điểm chuyển giao quyền sử dụng hay quyền sở hữu hàng hóa cho người mua chính là thời điểm lập hóa đơn, trong đó không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.
  • Đối với cung cấp dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Người cung cấp thu tiền trước hoặc trong lúc cung cấp dịch vụ thì thời điểm thu tiền là thời điểm lập hóa đơn (trừ trường hợp người cung cấp dịch vụ thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng).
  • Mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn, dịch vụ thì đều phải lập hóa đơn tương ứng.

2.4. Mức xử phạt hành chính khi không xuất hóa đơn đỏ theo quy định

Căn cứ theo Điều 17 Mục 1 Chương II của Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt hành vi trốn thuế và Điều 24 Chương III của Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ , mức xử phạt khi không xuất hóa đơn đỏ theo quy định như sau:

Đối với hành vi không xuất hóa đơn nhằm trốn thuế:

Mức phạt từ 01 lần số thuế trốn đến 03 lần số tiền thuế trốn kèm theo các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước; Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có)…

>>> Tham khảo ngay:  17 lý do bạn không nên thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ khi chưa chuẩn bị các giấy tờ sau đây? Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xem thêm:  Khi kết hôn, bạn được nghỉ bao nhiêu ngày và liệu có được trả lương không?

Đối với hành vi không lập hóa đơn:

– Phạt từ 500.000 – 01 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động…

– Phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định; buộc lập hóa đơn theo đúng quy định.

hẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Trên đây là “Hóa đơn đỏ là gì? 4 quy định cần lưu ý về xuất hóa đơn đỏ”, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>>   19 bài học về kiểm tra sổ đỏ thật giả tôi đã không dễ dàng mà học được? Bạn chỉ mất vài phút để biết.

>>> 11 cách nhanh chóng và dễ dàng để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.

>>>  10 điều nên thử khi thực hiện thủ tục công chứng di chúc văn bản để hoàn thất nhanh và rẻ nhất.

>>> Top danh sách văn phòng công chứng Phạm Văn Đồng đông khách nhất? Làm dịch vụ ở các văn phòng trên có rẻ không?

>>> Quên bằng lái xe bị phạt nặng không? Cách chứng minh thế nào với CSGT?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *